Quần áo là một trong những mặt hàng kinh doanh được nhiều người lựa chọn nhất. Tuy nhiên, ngành hàng đặc thù này cũng có những yêu cầu riêng về gu, phong cách… nếu không muốn việc kinh doanh thất bại. Nếu là một người mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm cho mình những kinh nghiệm mở shop quần áo thiết thực nhất.
Xác định được đối tượng khách hàng của bạn là ai?
Kinh nghiệm mở shop quần áo đầu tiên mà bạn cần phải nhớ chính là xác định đối tượng khách hàng. Chúng ta có thể chia ra khách hàng theo độ tuổi, mức thu nhập, phong cách… Mỗi đối tượng lại có những loại trang phục với gu thời trang khác nhau. Trước khi mở cửa hàng. Bạn nên tìm hiểu xem những đối tượng nào sẽ tiêu thụ quần áo nhiều nhất để lên kế hoạch chi tiết.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng để shop quần áo của mình trở nên khác biệt. Đa phần các cửa hàng thời trang trong nước đều khá giống nhau khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán. Vì thế, một không gian mới lạ với những món đồ hấp dẫn, phá cách sẽ là chìa khóa thu hút khách hàng nhanh chóng hơn.
Những thứ cần phải chuẩn bị trước khi mở shop quần áo
Chuẩn bị gì khi mở shop quần áo là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất bởi những người lần đầu kinh doanh mặt hàng này. Có rất nhiều thứ bạn cần phải chuẩn bị nếu không muốn buổi khai trương hỏng bét, cụ thể:
- Vốn: Để mở shop quần áo thì số vốn là vô hạn; có thể từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu. Lượng vốn bỏ ra tùy thuộc vào số lượng hàng, chất lượng; địa điểm thuê mặt bằng, chi phí nhân công… Chính vì thế, bạn cần lên kế hoạch chi tiết để dự trù vốn; điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng đội vốn không mong muốn.
- Xin giấy phép đăng ký kinh doanh: Nhiều bạn vẫn còn thắc mắc khi mở shop quần áo có phải đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có và rất cần thiết nếu bạn không muốn bị quản lý thị trường “hỏi thăm” hàng ngày nhé.
- Tìm mặt bằng: Mặt bằng quyết định rất lớn đến khả năng kinh doanh hiệu quả hay thất bại của bạn. Nên chọn những địa điểm khu vực trung tâm; gần đường lớn và đông dân cư để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
- Mua trang thiết bị, vật dụng cần thiết: Giá treo quần áo, kệ, móc, manocanh, bàn tính tiền, máy tính… là những đồ dùng cần thiết để bạn sắp xếp quần áo cho cửa hàng của mình. Việc sắp xếp ngăn nắp, khoa học những loại trang phục riêng biệt sẽ giúp khách hàng tìm kiếm dễ dàng hơn, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp cho cửa hàng.
Mở shop quần áo có phải đóng thuế không?
Một lưu ý nhỏ là khi đã đăng ký kinh doanh thì bạn phải nộp thuế theo quy định của pháp luật để có được nhiều lợi ích cho cửa hàng. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi mở shop quần áo có phải đóng thuế không. Nếu không thực hiện thì bạn sẽ gặp phải những rắc rối không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Tìm nguồn hàng chất lượng cho cửa hàng
Nguồn hàng chính là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh shop quần áo. Bởi hàng hóa có đảm bảo chất lượng, bắt trend tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì mới có thể níu chân khách. Vậy mở shop quần áo nhập hàng ở đâu là hợp lý?
Có rất nhiều kênh khác nhau cho bạn lựa chọn trước khi quyết định nhập hàng ở đâu. Bạn có thể tham khảo nhập trực tiếp từ các xưởng may mặc, từ các chợ đầu mối, từ các cửa hàng bán buôn, từ các kênh mua hàng online… Mỗi một kênh lại có những ưu nhược điểm riêng.
Nếu đang phân vân không biết nên nhập hàng ở đâu thì bạn có thể tham khảo ở VNXK.PRO. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp các mặt hàng quần áo Việt Nam xuất khẩu với giá cả phải chăng, chất lượng tốt và đa dạng các sản phẩm. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được thăm quan trực tiếp các sản phẩm quần áo để đánh giá về chất lượng; mẫu mã, được tư vấn về những mặt hàng bán chạy nhất, chính sách đổi trả hợp lý… Giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm mở shop quần áo được chia sẻ trên đây bạn nhé. Sau khi ghi nhớ, hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi, chúc các bạn thành công.